10+ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Tam Đường Lai Châu

Tam Đường là một huyện vùng cao nằm ở phía đông của tỉnh Lai Châu. Nằm ở vị trí cửa ngõ của tỉnh Lai Châu, huyện Tam Đường được thành lập năm 2002 trên cơ sở chia tách một số xã của huyện Phong Thổ. Huyện Tam Đường có diện tích khoảng 662,9 km2 với 13 đơn vị hành chính. Cùng tìm hiểu thông tin 10+ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Tam Đường Lai Châu nhé!

10+ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Tam Đường Lai Châu

Thị trấn Tam Đường Lai Châu

Đây được xem là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của huyện. Thị trấn này có 11 dân tộc thiểu số cùng sinh sống gồm: Thái, Kinh, Giấy, Hoa, Mông, Dao, Lào, Lự, Kháng, Lô Lô và dân tộc khác. 

Dù là thị trấn nhưng thuộc vùng núi cao nên địa hình của Thị trấn Tam Đường chủ yếu thung lũng và đồi núi thấp. Nơi đây có một cánh đồng lớn Bình Lư đất đai màu mỡ nên người dân dùng để trồng chuyên canh cây lúa nước. Người dân của thị trấn có truyền thống dệt thổ cẩm. 

Nói về du lịch thì thị trấn có Thác Thác Tình – mệnh danh là thác nước đẹp nhất vùng núi Tây Bắc thu hút nhiều khách du lịch. Thác này cũng được công nhận là thắng cảnh du lịch cấp tỉnh.

tam đường lai châu

Xã Bình Lư

Như đã nói ở trên cánh đồng Bình Lư với diện tích lớn của Tam Đường Lai Châu nằm ở xã Bình Lư. Cánh đồng Bình Lư này được hình thành do địa hình thung lũng và đồi núi thấp. Sở hữu một cánh đồng lớn cùng với 3 hệ thống sông suối chính, phân bố đồng đều, đã tạo điều kiện cho việc cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ phát triển nông lâm nghiệp. Chính vì vậy mà người dân nơi đây sống bằng nghề canh tác lúa nước là chính. Ngoài ra, người dân nơi đây cũng có nghề truyền thống như: làm miến dong, dệt thổ cẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất gạch và khai thác đá…

Động Tiên Sơn với cảnh quan đẹp cùng với suối nước nóng tại khu vực bản Nà Đon chính là những nơi thu hút khách du lịch khi đến với xã Bình Lư.

tam đường lai châu

Xã Hồ Thầu

Chiếm 6,3% tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đường Lai Châu, xã Hồ Thầu là một trong những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn của huyện. Chính vì thế mà khí hậu ở Hồ Thầu khá là mát mẻ và sở hữu khí hậu đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Điểm đặc biệt ở xã này là có một diện tích rừng nguyên sinh khá lớn, có giá trị cả về mặt kinh tế, xã hội, và cả việc đa dạng sinh học. 

Vì là có diện tích rừng lớn với trên 52,2% diện tích đất tự nhiên nên xã Hồ Thầu cũng là nơi có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như Nấm, Thảo quả… và các loại cây lâm nghiệp lâu năm, cây đa dụng như Mắc Ca, Táo, …

Read More:   Số hóa truyền hình Lai Châu

Xã Hồ Thầu có các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như Gạo Tẻ râu, tám thơm, séng cù…Nơi đây còn có sản lượng Thảo quả cao nhất huyện Tam Đường. Do đó mà ngành xay xát gạo và nấu rượu, chế biến Thảo quả là một trong những hướng sản xuất được chú trọng tại đây. 

Xã Nà Tăm

Sở hữu một địa hình tương đối bằng phẳng và phần lớn là đồi núi cao trung bình 700 – 1.200m, xã Nà Tăm huyện Tam Đường cũng là một trong những xã có diện tích rừng trồng lớn. Tài nguyên khoáng sản của xã chủ yếu là các mỏ đá lộ thiên, hiện nay đang được khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, với trữ lượng đất sét lớn nên xã là nơi cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Dân số của xã này có đến 99,3% là dân tộc Lào, do đó nơi đây cũng phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm – nét đặc trưng riêng của dân tộc Lào. Đây cũng là một tiềm có thể khai thác trong tương lai để phát triển làng nghề thủ công truyền thống mang lại thu nhập khá cho người dân.

tam đường lai châu

Xã Khun Há

Xã Khun Há với 93% dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây có diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất lớn. Trên địa bàn xã có nhiều điểm tài nguyên khoáng sản do đó tiềm năng khai thác các loại khoáng sản như: Vàng (Pu Sam Cáp), Đồng, Chì, Sắt… là rất lớn. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng các cây ăn quả ôn đới như: Sơn Tra, …các loại cây dược liệu quý như: Cây Tam Thất Đỏ, Đẳng Sâm và các sản phẩm nông sản khác từ rừng.

Xã Thèn Sin

Xã Thèn Sin của huyện Tam Đường Lai Châu có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi xen kẽ các khe nước nhỏ. Địa hình chủ yếu là đồi núi xen kẽ các dãy đất thung lũng nhỏ hẹp tạo thành những cánh đồng ruộng bậc thang trồng lúa và cây hoa màu khác.

Diện tích rừng chiếm 46,9% diện tích tự nhiên toàn xã, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Về khoáng sản, xã có mỏ vàng với trữ lượng đáng kể tập trung tại 2 bản Thèn Sin (đường đi Sin Súi Hồ) và bản Sin Câu. Với địa hình thung lũng chạy dài theo các khe núi dọc suối Nậm So nên xã Thèn Sin được đánh giá là có tiềm năng rất lớn về thủy điện.

Read More:   Những vụ tai nạn giao thông ở Lai Châu đầy thương tâm

tam đường lai châu

Xã Bản Giang

Đây là xã vùng cao nội địa của huyện Tam Đường gồm có 7 dân tộc cùng chung sống với mật độ dân số là 96 người/km2. Tài nguyên khoáng sản ở đây chủ yếu là các mỏ đá, hiện đang được khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng. 

Sở hữu đất đai màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng nên người dân nơi đây thuận lợi trong việc phát triển trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả mang tính chất hàng hóa như cam canh, quít. Ngoài ra, người dân còn phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp như mây tre đan, sản xuất chổi chít.

Xã Bản Bo 

Nằm ở phía Đông Nam của huyện Tam Đường, xã Bản Bo là một xã miền núi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa pha lẫn á nhiệt đới. Vì vậy, Bản Bo cũng giống như các xã thuộc vùng núi phía Bắc thường xuyên xảy ra sương mù và sương muối. Sương mù thường xuất hiện khoảng 15 ngày/năm. 

Nơi đây có diện tích rừng chiếm 62,95% diện tích đất tự nhiên. Bản Bo có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống và chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, lâm nghiệp, phát triển cây công nghiệp và cây hằng năm. 

Xã Sơn Bình

Với vị trí là cửa ngõ phía Đông Bắc huyện Tam Đường, xã Sơn Bình có địa hình bị chia cắt lớn, địa hình chủ yếu là thung lũng và đồi núi cao. Đây là vùng đệm của vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, có diện tích rừng, có trữ lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ lớn. Do đó, tiềm năng phát triển rừng và trồng cây thảo quả vô cùng lớn. Nơi đây có nhiều ngành nghề truyền thống như: thêu, đan, rèn, đúc, rệt thổ cẩm,…chế biến nông sản.

tam đường lai châu

Xã Tả Lèng

Nằm cách trung tâm huyện 28 km về phía Tây Bắc, xã Tả Lèng là xã miền núi khó khăn của huyện Tam Đường Lai Châu. Nơi đây mang đặc trưng khí hậu của khu vực Tây Bắc với một nền nhiệt thấp và phân hoá rõ rệt theo độ cao. Chính điều này đã tạo nên tiềm năng lớn để phát triển và hình thành các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nhất là các vùng chuyên canh các loại cây ôn đới: cây ăn quả và rau màu.

Xã Giang Ma

Đây chính là xã thuần nông, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Tam Đường. Đất đai ở đây tương đối rộng, chủ yếu là đất nông nghiệp thuận lợi cho phát triển nền nông lâm nghiệp sinh thái bền vững. 

Địa hình nơi đây được cấu tạo bởi các dãy núi cao, xen kẽ là các thung lũng sâu và cánh đồng hẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm tạo nên cảnh quan đẹp như bản Giang Ma, Sín Chải và khu vực chân dãy núi Hoàng Liên Sơn… Nơi đây cũng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với xây dựng bản làng văn hóa. 

Read More:   Những phóng sự khám phá Lai Châu hay nhất trên Lai Châu TV

Xã Bản Bo 

Tam Đường Lai Châu có xã Bản Hon có diện tích đất nông nghiệp lớn với hệ thống nước tưới tiêu từ các khe suối có trữ lượng khá dồi dào và 2 con suối tương đối lớn là Suối Nậm Hon và suối Nậm Mu. Đây cũng là xã có tiềm năng về khai thác vật liệu xây dựng như: đá, cát xây dựng, khai thác khoáng sản (Đất hiếm); hiện có khu công nghiệp Pu Sam Cáp đang phát triển. 

Về du lịch thì khu du lịch cộng đồng Bản Hon đang là một trong những khu du lịch sinh thái đẹp, thu hút khách du lịch. Đi kèm với phát triển du lịch cộng đồng là phát triển các mặt hàng truyền thống. 

tam đường lai châu

Xã Nùng Nàng

Thuộc xã vùng cao, Nùng Nàng có 100% dân tộc Mông sinh sống với một nền văn hóa sinh hoạt và lễ hội phong phú. Người dân tộc nơi đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp và lâm nghiệp. Với tiềm năng về đất đai và khí hậu, nên Nùng Nàng có khả năng sẽ phát triển các khu chuyên canh hàng hóa chất lượng cao như vùng sản xuất hoa, vùng trồng rau.

Kết luận

Với những thông tin 10+ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Tam Đường Lai Châu chúng tôi mong muốn đem đến cho các bạn một số hiểu biết về huyện vùng cao này. Nếu có dịp đến với Lai Châu hãy thử một lần ghé thăm Tam Đường để hiểu thêm nữa về đất và người nơi đây cùng với những địa điểm du lịch mang đậm nét vùng núi Tây Bắc nhé. 

Bài viết trên đây, Lai Châu Plus đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin “10+ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Tam Đường Lai Châu❤️️”. Hy vọng qua bài viết “10+ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Tam Đường Lai Châu” sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin về “10+ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Tam Đường Lai Châu [ ❤️️❤️️ ]”.

Bài viết “10+ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Tam Đường Lai Châu” được đăng bởi vào ngày 2021-09-11 08:57:34. Cảm ơn bạn đã đọc bài tại LaiChau.Org

Back to top button